CHÍNH PHỦ
Số: 103/2013/NĐ-CP
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2013
|
|||||||
NGHỊ ĐỊNH Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản _________________________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản. 2. Vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản quy định tại Nghị định này bao gồm: a) Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; b) Vi phạm các quy định về khai thác thủy sản; c) Vi phạm các quy định về quản lý tàu cá và quản lý thuyền viên tàu cá; d) Vi phạm các quy định về nuôi trồng thủy sản, sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản; đ) Vi phạm các quy định về thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; e) Vi phạm các quy định về ngành nghề dịch vụ thủy sản; g) Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản. 3. Các vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan. Điều 2. Đối tượng bị xử phạt Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trong phạm vi lãnh thổ, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đó. Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân, tổ chức 1. Mức phạt tiền tối đa trong hoạt động thủy sản áp dụng đối với cá nhân là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong hoạt động thủy sản áp dụng đối với tổ chức là 200.000.000 đồng. 2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và mức phạt tiền tối đa của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả sau: 1. Buộc thả số thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng. 2. Chuyển giao số thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Buộc tháo dỡ, di chuyển lồng, bè nuôi trồng thủy sản. 4. Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển các mốc phân định ranh giới để trả lại mặt nước biển sử dụng vượt quá hạn mức. 5. Buộc chủ tàu cá hoặc thuyền trưởng chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước. 6. Buộc tàu cá và thuyền viên nước ngoài rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. 7. Buộc chuyển mục đích sử dụng tàu cá thuộc diện cấm phát triển. 8. Buộc khôi phục tình trạng hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá. 9. Buộc xóa biển số, số đăng ký tàu cá giả. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ Mục 1 VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Điều 5. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản 1. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong biển. 2. Mức phạt tiền đối với hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển san hô được quy định như sau: a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu khối lượng san hô dưới 10 kg; b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng san hô từ 10 kg đến dưới 50 kg; c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng san hô từ 50 kg đến dưới 100 kg; d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng san hô từ 100 kg trở lên. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá hủy, cản trở trái phép đường di chuyển tự nhiên của các loài thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật (trừ tàu cá, thiết bị an toàn hàng hải và phương tiện vận chuyển) đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này. Điều 6. Vi phạm quy định về bảo vệ các loài thủy sản 1. Mức phạt đối với hành vi khai thác thủy sản nếu khối lượng các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khai thác ngoài tự nhiên giống, loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép như sau: a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép đến dưới 30 kg; b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 30 kg đến dưới 100 kg; c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 100 kg đến dưới 200 kg; d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 200 kg đến dưới 300 kg; đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 300 kg trở lên. 2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về thời gian cấm khai thác, vùng cấm, nghề cấm khai thác theo quy định của pháp luật như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa; b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa; c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa; d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa; đ) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa; e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên. 3. Mức phạt đối với hành vi khai thác các loài thủy sản trong danh mục cấm khai thác theo quy định của pháp luật như sau: a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 20 kg; b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg; c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg; d) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg đến dưới 300 kg; đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 300 kg đến dưới 500 kg; e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản trên 500 kg. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu công cụ khai thác thủy sản (trừ tàu cá) đối với trường hợp vi phạm nghề cấm khai thác quy định tại Khoản 2 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thả số thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này. Điều 7. Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng 1. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng lớn, có thứ hạng sẽ nguy cấp (VU) như sau: a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh dưới 10 kg; b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 10 kg đến dưới 20 kg; c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 20 kg đến dưới 30 kg; d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 30 kg trở lên. 2. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn, có thứ hạng nguy cấp (EN) như sau: a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh dưới 10 kg; b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 10 kg đến dưới 20 kg; c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 20 kg đến dưới 30 kg; d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 30 kg trở lên. 3. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn, có thứ hạng rất nguy cấp (CR) như sau: a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh dưới 10 kg; b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 10 kg đến dưới 20 kg; c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 20 kg đến dưới 30 kg; d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sinh từ 30 kg trở lên. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu thủy sinh quý hiếm và sản phẩm của chúng đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 Khoản 2, Khoản 3 Điều này; b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi khai thác quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thả số thủy sinh quý hiếm còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này; b) Chuyển giao số thủy sinh quý hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này. Điều 8. Vi phạm các hoạt động bị nghiêm cấm tại các phân khu chức năng trong khu bảo tồn biển 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm hoạt động bị nghiêm cấm xảy ra tại vành đai bảo vệ các khu bảo tồn biển như sau: a) Khai thác nguồn lợi thủy sản bằng các nghề, công cụ có tính hủy diệt nguồn lợi và ảnh hưởng môi trường sống của các loài thủy sinh vật; b) Xâm hại, phá hủy các hệ sinh thái; c) Thả neo trên các rạn san hô, cỏ biển (trừ trường hợp bất khả kháng). 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm hoạt động bị nghiêm cấm xảy ra tại phân khu phát triển như sau: a) Khai thác nguồn lợi thủy sản bằng lưới kéo và các nghề, công cụ khác có tính hủy diệt nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật; b) Dẫm đạp hoặc thả neo trên các rạn san hô, thảm cỏ biển (trừ trường hợp bất khả kháng); 3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm hoạt động bị nghiêm cấm xảy ra tại phân khu phục hồi sinh thái như sau: a) Khai thác nguồn lợi thủy sản bằng bất cứ phương pháp, công cụ nào; b) Nuôi trồng thủy sản; c) Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ nghề cá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển và các hoạt động khác gây xáo trộn các lớp trầm tích, làm đục nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh trong phân khu; d) Dẫm, đạp hoặc thả neo trên các rạn san hô, thảm cỏ biển (trừ trường hợp bất khả kháng). 4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm hoạt động bị nghiêm cấm xảy ra tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt như sau: a) Khai thác nguồn lợi thủy sản bằng bất cứ phương pháp, công cụ nào; b) Nuôi trồng thủy sản; c) Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch, nghề cá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển và các hoạt động khác gây xáo trộn các lớp trầm tích, làm đục nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh trong phân khu; d) Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác di chuyển qua lại (trừ trường hợp bất khả kháng); đ) Dẫm đạp lên các rạn san hô, thảm cỏ biển. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu công cụ, ngư cụ khai thác thủy sản (trừ tàu cá) đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm a Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm a Khoản 4 Điều này; b) Đình chỉ hoạt động nuôi trồng thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3; Điểm b Khoản 4 Điều này; c) Đình chỉ hoạt động xây dựng công trình hạ tầng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3; Điểm c Khoản 4 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc di chuyển lồng, bè nuôi trồng thủy sản ra khỏi phạm vi khu bảo tồn biển đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3; Điểm b Khoản 4 Điều này; b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3; Điểm c Khoản 4 Điều này. Mục 2 VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN Điều 9. Vi phạm quy định về ghi, nhật ký khai thác thủy sản 1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không ghi nhật ký khai thác thủy sản hoặc ghi nhật ký khai thác thủy sản không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có sổ nhật ký khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật. Điều 10. Vi phạm quy định về giấy phép khai thác thủy sản 1. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy phép khai thác thủy sản đã quá hạn vào hoạt động khai thác thủy sản (áp dụng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính đến dưới 90 sức ngựa) như sau: a) Cảnh cáo đối với trường hợp giấy phép khai thác thủy sản đã quá hạn dưới 15 ngày; b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 15 ngày trở lên đến dưới 30 ngày; c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 30 ngày trở lên đến dưới 60 ngày; d) Phạt tiền theo mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 60 ngày trở lên. 2. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy phép khai thác thủy sản đã quá hạn vào hoạt động khai thác thủy sản (áp dụng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa trở lên) như sau: a) Cảnh cáo đối với trường hợp giấy phép khai thác thủy sản đã quá hạn dưới 15 ngày; b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 15 ngày trở lên đến dưới 30 ngày; c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 30 ngày trở lên đến dưới 60 ngày; d) Phạt tiền theo mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 60 ngày trở lên. 3. Mức phạt đối với hành vi khai thác thủy sản bằng tàu cá thuộc diện phải có giấy phép khai thác thủy sản mà không có giấy phép khai thác thủy sản như sau: a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa; b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy mà tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa; c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa trở lên đến dưới 90 sức ngựa; d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa trở lên đến dưới 250 sức ngựa; đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa trở lên đến dưới 400 sức ngựa; e) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên. 4. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy phép khai thác thủy sản làm giả; tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung như sau: a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa; b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa; c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa trở lên đến dưới 90 sức ngựa; d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa trở lên đến dưới 250 sức ngựa; đ) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa trở lên đến dưới 400 sức ngựa; e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên. 5. Mức phạt đối với hành vi hoạt động sai nội dung ghi trong giấy phép khai thác thủy sản về vùng khai thác như sau: a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc tàu không lắp máy mà khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ của tỉnh khác; b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc tàu không lắp máy khai thác thủy sản tại vùng lộng, vùng khơi và vùng biển cả; c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng biển cả; d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa trở lên vào khai thác thủy sản tại vùng lộng và vùng biển ven bờ; đ) Đối với tàu lưới kéo (giã cào) hoạt động sai vùng khai thác theo quy định thì áp dụng mức phạt tiền gấp ba lần mức phạt tiền tối đa của khung hình phạt theo quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản 5 Điều này tương ứng với tổng công suất máy chính của từng tàu cá vi phạm. 6. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu giấy phép khai thác thủy sản làm giả là tang vật vi phạm đối với hành vi sử dụng giấy phép khai thác thủy sản làm giả quy định tại Khoản 4 Điều này; b) Tịch thu giấy phép khai thác thủy sản tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi sử dụng giấy phép khai thác thủy sản tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại Khoản 4 Điều này. c) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều này. Điều 11. Vi phạm quy định về đánh dấu nhận biết tàu cá 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh dấu nhận biết tàu cá sai quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá theo quy định của pháp luật. Điều 12. Vi phạm quy định về đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với chủ tàu cá hoặc thuyền trưởng có hành vi cố ý đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác. Trong trường hợp phát hiện có hành vi môi giới, tổ chức đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật hình sự. 2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng và giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chủ tàu cá hoặc thuyền trưởng chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. Điều 13. Vi phạm quy định về quản lý khai thác của tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không có sổ nhật ký khai thác, không ghi nhật ký khai thác, không thực hiện chế độ báo cáo khai thác hoặc không báo cáo hoạt động của tàu cá theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Không tiếp nhận và trả giám sát viên theo đúng địa điểm được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên Việt Nam theo tiêu chuẩn sĩ quan trên tàu cá. c) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết việc đưa tàu cá vào Việt Nam để khai thác thủy sản. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi: a) Tàu cá nước ngoài cập cảng sai quy định trong giấy phép (trừ trường hợp bất khả kháng; b) Không mang theo đầy đủ các giấy tờ (bản chính) theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi: a) Hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam mà giấy phép hoạt động thủy sản hết hạn; b) Tàu cá nước ngoài có giấy phép hoạt động thủy sản nhưng hoạt động sai vùng cho phép. 4. Phạt tiền từ 80.000.000 đến 100.000.000 đồng với hành vi hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép hoạt động thủy sản. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này; b) Tịch thu tàu cá, tịch thu thủy sản khai thác trái phép, trục xuất thuyền viên nước ngoài rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tàu cá và thuyền viên nước ngoài rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, Khoản 4 Điều này. Điều 14. Vi phạm quy định về sử dụng ngư cụ, thiết bị, phương pháp khai thác thủy sản 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường theo quy định của pháp luật hoặc vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên (trừ trường hợp bất khả kháng). 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: a) Sử dụng đèn chiếu sáng để khai thác thủy sản mà tổng công suất đèn vượt quá quy định của pháp luật; b) Sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định của pháp luật để khai thác thủy sản. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại ngư cụ hoặc thiết bị khai thác thủy sản du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam để khai thác thủy sản (có tính chất hủy diệt nguồn lợi thủy sản) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 4. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng ngư cụ hoặc thiết bị khai thác thủy sản khác bị cấm sử dụng theo quy định của pháp luật như sau: a) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu hành vi xảy ra tại các vùng nước nội đồng; b) Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu hành vi xảy ra trên biển. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu số bóng đèn tương ứng công suất vượt quá mức quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; b) Tịch thu bộ phận lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; c) Tịch thu ngư cụ hoặc thiết bị khai thác thủy sản khác bị cấm hoặc ngư cụ, thiết bị khai thác thủy sản du nhập từ nước ngoài chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này; d) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này. Điều 15. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản (trừ hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này và việc sử dụng kích điện tại ao nuôi để thu hoạch thủy sản). 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển công cụ kích điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác. 3. Mức phạt đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thủy sản như sau: a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét nước; b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa; c) Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa; d) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa; đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa. e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu công cụ kích điện; công cụ kích điện trên tàu cá; công cụ sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này. b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thủy sản quy định tại Khoản 3 Điều này. Điều 16. Vi phạm các quy định về sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản 1. Mức phạt tiền đối với hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác như sau: a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác xảy ra tại vùng nước nội đồng. b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác xảy ra trên biển. 2. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản như sau: a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản tại vùng nước nội đồng. b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản trên biển. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu vật liệu nổ đối với các hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại công trình hoặc tài sản, công cụ khai thác thủy sản bị phá hỏng do hành vi sử dụng vật liệu nổ gây ra đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Điều 17. Vi phạm các quy định về sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản 1. Mức phạt tiền đối với hành vi tàng trữ trái phép trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản xảy ra tại vùng nước nội đồng. b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản xảy ra trên biển. 2. Mức phạt đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản như sau: a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản tại vùng nước nội đồng. b) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản trên biển. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu chất độc, thực vật có độc tố đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tiêu hủy chất độc, thực vật có độc tố đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất độc, thực vật có độc tố gây ra đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Mục 3 VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀU CÁ, THUYỀN VIÊN TÀU CÁ Điều 18. Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá thuộc diện cấm phát triển theo quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi hành vi sau (áp dụng đối với trường hợp tàu cá cải hoán hoặc thuộc diện được đóng mới có tổng công suất máy chính dưới 90 sức ngựa): a) Đóng mới, cải hoán tàu cá khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận đóng mới hoặc cải hoán tàu cá; b) Không có hồ sơ thiết kế, hồ sơ kỹ thuật tàu hoặc hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật. 3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mỗi hành vi sau (áp dụng đối với trường hợp tàu cá cải hoán hoặc thuộc diện được đóng mới có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa trở lên): a) Đóng mới, cải hoán tàu cá khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận đóng mới hoặc cải hoán tàu cá; b) Không có hồ sơ thiết kế, hồ sơ kỹ thuật tàu hoặc hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển mục đích sử dụng tàu cá thuộc diện cấm phát triển đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. Điều 19. Vi phạm các quy định quản lý trang thiết bị cứu sinh, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát trên tàu cá 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không trang bị đầy đủ thiết bị cứu sinh, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hoạt động tàu cá theo quy định; b) Tắt thiết bị giám sát tàu cá (trừ trường hợp thiết bị bị hỏng) khi tàu cá thuộc diện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát đang hoạt động thủy sản trên biển. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát, thiết bị cứu sinh tàu cá theo quy định. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục tình trạng hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá đối với hành vi tắt thiết bị giám sát tàu cá khi đang hoạt động thủy sản quy định điểm b Khoản 1 Điều này. Điều 20. Vi phạm quy định về sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với hành vi không mang theo tàu cá bản chính hoặc bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá khi tàu cá đang hoạt động. 2. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã quá hạn hoặc không đăng kiểm lại tàu cá như sau: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa; b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa; c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa; d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa; đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên. 3. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá tẩy xóa, sửa chữa nội dung hoặc làm giả như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa; b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa; c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa; d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 đến dưới 400 sức ngựa; đ) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá đã cải hoán nhưng không đăng kiểm lại đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã quá hạn quy định tại Khoản 2 Điều này; b) Tịch thu giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá tẩy xóa, sửa chữa nội dung hoặc làm giả đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá tẩy xóa, sửa chữa nội dung hoặc làm giả quy định tại Khoản 3 Điều này. Điều 21. Vi phạm quy định về đăng ký tàu cá 1. Mức phạt đối với một trong các hành vi: không viết số đăng ký tàu cá; viết số đăng ký tàu cá không đúng quy định hoặc không mang theo bản chính hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi tàu cá đang hoạt động như sau: a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa; b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa; c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa; d) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa; đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 đến dưới 400 sức ngựa; e) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên. 2. Mức phạt đối với hành vi không đăng ký tàu cá hoặc không đăng ký lại tàu cá theo quy định như sau: a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa; b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa; c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa; d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa; đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 đến dưới 400 sức ngựa; e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên. 3. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đăng ký tàu cá tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, làm giả hoặc sử dụng biển số, số đăng ký tàu cá giả như sau: a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa; b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa; c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa; d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa; đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 đến dưới 400 sức ngựa; e) Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đăng ký tàu cá làm giả hoặc biển số đăng ký tàu cá giả đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đăng ký tàu cá làm giả hoặc sử dụng biển số, số đăng ký tàu cá giả quy định tại khoản 3 Điều này; b) Tịch thu giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đăng ký tàu cá tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đăng ký tàu cá tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này. c) Đình chỉ hoạt động của tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đăng ký tàu cá làm giả hoặc sử dụng biển số, số đăng ký tàu cá giả quy định tại khoản 3 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xóa biển số, số đăng ký tàu cá giả đối với hành vi sử dụng biển số, số đăng ký tàu cá giả quy định tại Khoản 3 Điều này; Điều 22. Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá (không áp dụng đối với trường hợp tàu cá do Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam). 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Nhập khẩu tàu cá không đúng vật liệu vỏ tàu, không đúng giới hạn tối thiểu về tổng công suất máy chính theo quy định; b) Nhập khẩu tàu cá không đúng giới hạn tối đa về tuổi của tàu theo quy định; c) Nhập khẩu tàu cá đã qua sử dụng mà không được cơ quan đăng kiểm tàu cá Việt Nam đăng kiểm. 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu tàu cá không có nguồn gốc hợp pháp. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tàu cá đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tái xuất tàu cá đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này. Điều 23. Vi phạm quy định về quản lý thuyền viên tàu cá 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi thuyền viên và người làm việc trên tàu cá không mang theo người giấy tờ tùy thân. 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thuyền viên làm việc trên tàu cá không có tên hoặc không đúng tên ghi trong sổ danh bạ thuyền viên. 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền viên theo quy định hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền viên sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung hoặc làm giả. 4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo quy định của pháp luật. 5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật. 6. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu văn bằng, chứng chỉ thuyền viên làm giả đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ làm giả quy định tại Khoản 3 Điềunày. b) Tịch thu văn bằng, chứng chỉ thuyền viên sửa chữa, tẩy xóa đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ sửa chữa, tẩy xóa quy định tại Khoản 3 Điều này. Mục 4 VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Điều 24. Vi phạm các quy định về nuôi trồng thủy sản 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo một trong các nội dung về điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật của cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải chất thải, nước thải bị ô nhiễm, không đạt tiêu chuẩn ra địa điểm nuôi trồng thủy sản khác hoặc môi trường tự nhiên. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải nước thải nuôi thủy sản nhiễm bệnh hoặc thủy sản bị nhiễm bệnh ra địa điểm nuôi trồng thủy sản khác hoặc môi trường tự nhiên. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; b) Nuôi các loài thủy sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng hoặc không có tên trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này; b) Buộc tháo dỡ cơ sở nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này; c) Buộc tiêu hủy loài thủy sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng hoặc không có tên trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này. Điều 25. Vi phạm các quy định về nuôi thủy sản bằng lồng, bè 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bè hoặc lồng nuôi trồng thủy sản. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo một trong các nội dung về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của lồng, bè nuôi trồng thủy sản. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nuôi thủy sản bằng lồng, bè không đúng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động nuôi thủy sản bằng lồng, bè đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển lồng, bè nuôi thủy sản đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này. Điều 26. Vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước biển được giao để nuôi trồng thủy sản 1. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nước biển được giao để nuôi trồng trồng thủy sản như sau: a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 hec ta. b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 hec ta đến dưới 02 hec ta. c) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 hec ta trở lên. 2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc không đúng vị trí ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc mặt nước biển được giao để nuôi trồng thủy sản. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền giao quy định tại Khoản 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển lồng bè nuôi thủy sản, các mốc phân định ranh giới để trả lại mặt nước biển sử dụng vượt quá hạn mức đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển lồng, bè nuôi thủy sản đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Điều 27. Vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước biển được thuê để nuôi trồng thủy sản 1. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức mặt nước biển được thuê để nuôi trồng thủy sản như sau: a) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 hec ta. b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 hec ta đến dưới 02 hec ta. c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 hec ta trở lên. 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê hoặc không đúng vị trí ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc mặt nước biển cho thuê để nuôi trồng thủy sản. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê quy định tại Khoản 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển lồng bè nuôi thủy sản, các mốc phân định ranh giới để trả lại mặt nước biển sử dụng vượt quá hạn mức đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển lồng, bè nuôi thủy sản đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Mục 5 VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THU GOM, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN THỦY SẢN Điều 28. Vi phạm quy định về thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển thủy sản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển thủy sản không có xác nhận hoặc chứng nhận nguồn gốc theo quy định của pháp luật. 2. Mức phạt tiền đối với hành vi thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển các loài thủy sản trong danh mục cấm khai thác, thời gian cấm khai thác theo quy định của pháp luật như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 20 kg; b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg; c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg; d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này trong trường hợp lấy mẫu lô hàng để xét nghiệm phát hiện chỉ tiêu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều 29. Vi phạm quy định về cơ sở chế biến thủy sản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cán bộ, nhân viên kỹ thuật trong các cơ sở chế biến thủy sản không đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định của pháp luật; b) Chế biến thủy sản không có xác nhận hoặc chứng nhận nguồn gốc theo quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chế biến các loài thủy sản trong danh mục cấm khai thác theo quy định. 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng cơ sở chế biến thủy sản không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ cơ sở chế biến thủy sản đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này. Mục 6 VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NGÀNH NGHỀ DỊCH VỤ THỦY SẢN Điều 30. Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh trang thiết bị cứu sinh phục vụ hoạt động thủy sản 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh các trang thiết bị cứu sinh phục vụ hoạt động thủy sản chưa được đăng kiểm hoặc quá hạn sử dụng. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng kiểm thiết bị cứu sinh phục vụ hoạt động thủy sản trước khi xuất bán. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu trang thiết bị cứu sinh phục vụ hoạt động thủy sản quá hạn sử dụng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy trang thiết bị cứu sinh quá hạn đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 31. Vi phạm các quy định hoạt động cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển tàu cá và phương tiện khác gây hại đến công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xả dầu thải, chất bẩn, chất độc, chất có hại, nước thải bẩn, vứt bỏ phế thải không đúng nơi quy định tại khu vực cảng cá, vùng nước cảng, vùng nước khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sau: a) Phá hủy, tháo gỡ, gây hư hại các công trình, trang thiết bị của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu; b) Cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão không có các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa theo quy định. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này; 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thu gom dầu thải, chất bẩn, chất độc, chất có hại, nước thải bẩn, vứt bỏ phế thải không đúng nơi quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này; b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này; b) Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này. Điều 32. Vi phạm các quy định về cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá 1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Nhà xưởng, trang thiết bị của cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật theo quy định; b) Không có nhân viên kỹ thuật hoặc nhân viên kỹ thuật không có trình độ phù hợp theo quy định; 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chủ cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá không ký hợp đồng giám sát đóng mới, cải hoán tàu cá với cơ quan đăng kiểm tàu cá. 3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá không theo quy hoạch hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này. Điều 33. Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không đảm bảo điều kiện về kỹ thuật viên theo quy định; b) Không có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng. 2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Kinh doanh trang thiết bị khai thác thủy sản buộc phải đăng kiểm theo quy định mà chưa được đăng kiểm; b) Sản xuất, kinh doanh, tàng trữ các loại ngư cụ, trang thiết bị khai thác thủy sản thuộc diện cấm theo quy định của pháp luật; c) Sản xuất, kinh doanh các loại ngư cụ hoặc thiết bị khai thác thủy sản du nhập từ nước ngoài vào khai thác thủy sản tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; b) Đình chỉ sản xuất, kinh doanh các loại ngư cụ hoặc thiết bị khai thác thủy sản du nhập từ nước ngoài vào khai thác thủy sản tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đối với hành vi quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này. Mục 7 CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỦY SẢN Điều 34. Xử phạt hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thu thập số liệu về hoạt động thủy sản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu thủy sản để phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Điều 35. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thủy sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này ở địa phương gồm: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này ở địa phương gồm: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản, chứng chỉ hành nghề thủy sản; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền quy định tại Điểm b Khoản này; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e, h, i và k Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này ở địa phương gồm: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản, chứng chỉ hành nghề thủy sản hoặc đình chỉ hoạt động thủy sản có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 36. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thủy sản của cơ quan Thanh tra chuyên ngành thủy sản 1. Thanh tra viên chuyên ngành, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chuyên ngành thủy sản có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản, chứng chỉ hành nghề thủy sản có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động thủy sản có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền được quy định tại Điểm b khoản này; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản, chứng chỉ hành nghề thủy sản có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động thủy sản có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản, chứng chỉ hành nghề thủy sản có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động thủy sản có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thủy sản có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Điều 37. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư 1. Kiểm ngư viên được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 2. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản, chứng chỉ hành nghề thủy sản có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động thủy sản có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 3. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền 70.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản, chứng chỉ hành nghề thủy sản có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động thủy sản có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 38. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển 1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng. 2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng. 3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 39. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng 1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng. 2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng. 3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền 100.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 40. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân 1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng. 2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng. 3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này; đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 6. Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Điều 41. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan khác 1. Người có thẩm quyền của các cơ quan khác: Quản lý thị trường, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa quy định tại các Điều 45, 47 Luật Xử lý vi phạm hành chính được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản theo Nghị định này đối với các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực, ngành mình quản lý. 2. Tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu bảo tồn biển có tổ chức lực lượng kiểm lâm thì kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản xảy ra trong phạm vi vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn biển do kiểm lâm quản lý, bảo vệ. Thẩm quyền xử phạt của lực lượng kiểm lâm theo quy định tại Điều 43 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 42. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính 1. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản có quyền tạm giữ giấy tờ có liên quan đến phương tiện, chứng chỉ chuyên môn cho đến khi cá nhân, tổ chức chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bờ hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện theo thẩm quyền. Trong trường hợp vi phạm mà theo Nghị định này quy định hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đưa phương tiện về bờ hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật phương tiện theo thẩm quyền. 2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh hoạt động thủy sản được thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều 43. Thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản 1. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm: a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; b) Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40 và Điều 41 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; c) Thuyền trưởng (là công chức, viên chức) tàu kiểm ngư, tàu công vụ của thanh tra chuyên ngành. 2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản. 3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản một lần. Nếu một hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản thì không lập biên bản lần thứ hai đối với chính hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản mà sau đó cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục thực hiện, mặc dù người có thẩm quyền xử phạt đã buộc chấm dứt hành vi vi phạm, thì khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 4. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì biên bản xử phạt phải thể hiện đầy đủ các hành vi vi phạm hoặc số lần vi phạm. Điều 44. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2013, thay thế Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Điều 45. Quy định chuyển tiếp 1. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản quy định tại Nghị định này có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính được áp dụng đối với hành vi xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết. 2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản để giải quyết. Điều 46. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành 1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. |
||||||||
|